# 1 Địa lan Thanh Ngọc-Cách chăm sóc tốt nhất
Địa lan thanh ngọc là loài lan đang được dân chơi lan rất yêu thích, lan thanh ngọc có giò hoa cao khoảng 30cm à những chiếc voi hoa dài , hoa có từ 2-9 chiếc kích thước khoảng 5-6cm nở vào mùa thu với mùi hương thơm tuyệt vời.
Đặc điểm nhận biết địa lan thanh ngọc
Địa lan thanh ngọc còn có tên gọi khoa học là Cymbidium ensifolium, và ở nước ta có tên gọi như : thanh ngọc hoa xanh, bạch ngọc hoa trắng, tố tâm lưỡi mầu đỏ và rất rất nhiều các tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền hiện nay.
Mỗi cây có 3-4 lá dài 40-50 cm, ngang rộng 2 -3 cm. Dò hoa cao chừng 30 cm, hoa từ 2 đến 9 chiếc to khoảng 5-7 cm nở vào mùa thu với hương thơm tuyệt hảo và nếu cây khỏe mạnh sẽ có nhiều dò hoa.
Đối với người Á Đông, nhất là người Trung Hoa đã nuôi trồng giống lan này từ khoảng niên lịch thứ 500, cho nên không những chú trọng về sắc hoa mà còn kể đến hương thơm và lá nữa. Lá xanh và mềm mại đó là vẻ đẹp dịu dàng và thanh nhã hơn là cứng ngắc và chĩa thẳng lên trời. Chậu trồng lan cũng vậy, cần phải tương xứng với cây tạo nên sự hài hòa giữa hoa lá và chậu.
Loài lan này có rễ chùm, đầu và thân rễ màu trắng, rễ có chiều dài tùy thuộc vào sự chăm sóc và khí hậu nuôi trồng của từng vùng miền.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan thanh ngọc
Sau khi đã có được những cây địa lan thanh ngọc thì lúc này ta tiến hành cắt bỏ toàn bộ rễ khô, rễ hỏng
và những phần lá bị dập nát cho lan. Sau đó tiến hành trồng mới cây vào giã thể đã chuẩn bị sẵn. Đối với địa lan thanh ngọc chúng ta có thể trồng chúng ngay trong ngày khi các khâu vật dụng, giá thể đã đầy đủ. Những giá thể phù hợp để địa lan thanh ngọc sinh trưởng đất cục, Đá bọt biển trộn với vỏ lạc đã được xử lý. Tuy nhiên với những nhà vườn như chúng tôi thì việc tối ưu cho thoát nước là cần thiết nên thường dùng cát vàng.
Người trồng cũng cần chú ý lựa chọn chậu có kích thước phù hợp với lan, để nhằm tăng tính thẩm mỹ khi chúng vừa vặn với nhau, bên cạnh đó còn giúp lan thoát nước tốt, khi tưới nước không bị đọng lại nhiều dưới đáy chậu làm lan ngập úng.
Địa Lan thanh ngọc ưa nhiệt độ không quá lạnh và không quá nóng, nhiệt độ trong khoảng 20 – 30oC. Vào ban ngày và 15 – 20oC vào ban đêm.
Vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao có thể lên đến 38 – 40oC, để tránh làm lan thanh ngọc nóng dẫn đến cháy lá và teo thân người trồng cần có lưới che cho lan, hoặc đối với các vườn lan có mái che cao, thông thoáng nhưng vẫn chú ý cần lắp đặt thêm các quạt mát, quạt thông gió.
Điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây, mùa mưa khí hậu ẩm thấp, nhiệt độ trung bình, chúng ta chỉ tưới 2 – 3 ngày/tuần. Ngược lại, vào mùa hè cần tăng lượng nước tưới từ 4 – 6 lần.tuần đảm bảo cây luôn có nước.
Chế độ phân bón, nên bón theo tỉ lệ 15 – 15 – 15, cứ ½ thìa cà phê/4 lít nước vào thời điểm cây đã và đang sinh trưởng tốt. Chú ý không nên bón phân vào mùa đông.
Trong quá trình chăm sóc, một công việc hết sức quan trọng nữa cần được thực hiện, đó là 3 năm/ 1 lần tiến hành thay chậu cho lan, khi lấy cây ra khỏi chậu cần cắt bỏ rễ thối và các giả hành, sau đó mới cho lan vào chậu mới.