cách trồng và chăm sóc lan Kiều -kiều quý hiếm

Lan kiều là loài phong lan đẹp phát triển nhanh, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta, lan kiều Dendrobium thyrsiflorum mọc thành những khóm nhỏ, cây để lâu năm sẽ mọc thành những khóm lớn, thân tròn cứng, màu xanh dài từ 30-60cm và có nhiều rãnh mọc chạy dọc thân và trên thân có nhiều đốt nhỏ.

Dendrobium thyrsiflorum
Dendrobium thyrsiflorum

Đặc điểm của lan kiều

Lan kiều là loài lan có thể phù hợp với bất cứ ai muốn trồng và chăm sóc, cây rất dễ chăm sóc, cây trồng tốt hơn khi được trồng trong giá thể có độ ẩm tốt nhưng phải thông thoáng, cây ưa nắng với nhiệt độ từ 20-30 độ , nếu ta trồng ngoài nắng 100% sẽ không tốt cho cây phát triển, ta nên làm thêm một tấm lưới đen ở bên ngoài để cho cây lan phát triển tốt hơn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những loại lan kiều khác nhau như : kiều vàng, kiều vuông, kiều tím, môi tua, dẹt, mỡ gà và chúng có đặc tính tương đương nhau, do đó bạn có thể dễ dàng thuần hóa được chúng. Đơn giản như bạn thấy lan thủy tiên phân bố khắp cả nước, khí hậu nào nó cũng có thể thích nghi được, do đó bạn chỉ cần trồng cho nó sống là dễ dàng cho hoa khi cây đã quen khí hậu và có đủ chất dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa.

Sau đây sẽ là những cách trồng và chăm sóc lan kiều đúng cách, giúp cho cây phát triển tốt hơn và hạn chế các mầm bệnh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây lan kiều

cây lan kiều khoe sắc
cây lan kiều khoe sắc

Xử lý lan kiều trước khi trồng

lan Kiều khi mới mua về, cứ cắt rễ cũ cho gọn gàng, chỉ cần cách gốc khoảng 1 cm, giề nào rễ dày ta dùng mũi kéo chọc, gẩy và bấm đi cho mỏng bớt, để ít rễ cứ sẽ kích thích cây ra rễ mới nhanh hơn, đừng sợ cây chết mà không dám động vào rễ. Xối qua nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch kích rễ như B1 hoặc Atonik khoảng 1-2 tiếng rồi đem trồng. Giá thể thích hợp là gỗ khúc hoặc dớn chậu.

Ta dùng dây thít nhựa, dây nylon hoặc súng bắn ghim hay các vật dụng có thể cố định được phần gốc cây thật chắc với giá thể. Ta hạn chế dùng các vật liệu kim loại vì sau một thời gian nó sẽ han gỉ, rễ non mọc ra chạm vào có thể gây thui rễ. Ghép cây dạng đứng hoặc nghiêng chếch ngọn lên trời do thân Kiều vàng cứng, không ghép chúc xuống như lan thân thòng. Còn tùy vào tình hình tiểu khí hậu chỗ trồng, nếu gió thổi liên tục hoặc nắng nóng khô nhiều thì ta ghim thêm một ít miếng xơ dừa cách gốc 1-2 cm để giữ ẩm tốt hơn, không được phủ kín mít gốc sẽ gây úng thối.

Sau khi ghép ta nên reo giò lên cao khoảng đầu người trở lên, không treo thấp, để nơi râm mát, độ ẩm cao, thoáng gió. Hàng ngày tưới phun sương khoảng 2 lần, cách 5-7 ngày ta lại phun dung dịch B1 cho lan hoặc Atonik loãng hơn chỉ dẫn trên bao bì chút, cây sẽ sớm ra rễ. Kiều vàng là loại ưa ẩm nhưng cũng thích sáng, do vậy khi cây đã ra rễ khỏe mạnh có thể treo dưới 1 lớp lưới đen, chú ý mùa đông vẫn phải tưới cho Kiều vàng nhưng với mật độ thưa hơn mùa nóng, cây không có mùa nghỉ như lan thân thòng nên thiếu hụt nước lâu dài sẽ bị xuống lá, xấu cây và ảnh hướng đến quang hợp, hô hấp của cây.

lan kiều bóc rừng về
lan kiều bóc rừng về

Cách trồng lan kiều vào chậu

Hiện nay thay vì trồng lan kiều vào gỗ, thì nên trồng kiều vào chậu, chậu sẽ giúp giữ được độ ẩm tốt hơn, tạo điều kiện thuật lợi cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh và có thể dễ dàng vận chuyển đi ra và có chế độ tưới tưới phù hợp cho cây

Giá thể chúng ta có thể trồng là vỏ thông, dớn cọng, than củi, mùn cưa, rêu, xơ dừa… Nếu để nói về giá thể phù hợp nhất, bản thân tôi luôn lựa chọn dớn cọng, vỏ thông, than củi và rêu trộn chung với nhau. Đây là hỗn hợp giá thể mà tôi nhận thấy cực kì phù hợp, dễ dàng trồng cây cho hiệu quả cao.

Đối với phong lan kiều, tôi chọn giá thể như sau: vỏ thông + than củi cỡ lớn khoảng ngón chân út lót dưới đáy chậu. Lớp tiếp theo bao gồm dớn cọng trộn cùng với vỏ thông và một chút than củi loại nhỏ. Lớp trên cùng là rêu trộn vỏ thông cỡ nhỏ. Bạn hãy cố định dây treo vào chậu rồi bắt đầu ghép lan kiều lên sao cho phần rễ của lan kiều vừa chạm mặt giá thể.

Lưu ý rằng lan kiều ưa thích sự thông thoáng, do đó cần phải trồng sao cho phần gốc cây nhô hẳn lên trên, không bị vùi lấp. Không cần cho quá nhiều rêu lên bề mặt chậu, chỉ để một chút chúng có thể dễ dàng bám rễ xuống. Bạn cần phải cố định chặt phần gốc và thân của cây vào chậu để tránh sự lay gốc, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

những chậu lan kiều nở đẹp
những chậu lan kiều nở đẹp
lan kiều khoe sắc trước thiên nhiên
lan kiều khoe sắc trước thiên nhiên

Trồng lan kiều vào dớn bảng hoặc dớn đĩa

Có rất nhiều người yêu thích trồng lan vào dớn bảng vì cây rất thích dớn bảng . dớn bảng có đầy đủ các chất dinh dưỡng, có sự thông thoáng cần thiết cho bộ rễ phát triển.

ta nên xử lý dớn bảng trước khi ghép, trước rồi thiết kế móc treo luôn nhé. Đối với dớn bảng, bạn sử dụng dây thít nhựa xuyên qua 2 bên là dễ dàng cố định được gốc. Với dớn đĩa, bạn có thể sử dụng sung bắn đinh và dây để cố định gốc. Bạn cũng có thể xuyên thủng qua đĩa dớn để cố định, tuy nhiên cũng khá dày đó nhé!

lan kiều mọc trong kẻ đá
lan kiều mọc trong kẻ đá
lan kiều nở vòi hoa dài
lan kiều nở vòi hoa dài
Lan kiều vuông
Lan kiều vuông
lan kiều vàng nở tuyệt vời
lan kiều vàng nở tuyệt vời

 

Ghép lan kiều vào gỗ

Lan kiều khi ghép vào những miếng gỗ thì tốc độ phát triển của cây bị chậm lại với việc ghép vào chậu và vào bảng dớn, tuy nhiên việc ghép lan kiều vào khúc gỗ lại có sự khác biêt, cây có sức sống mạnh mẽ hơn, do bộ rễ thoáng giúp tránh được bệnh, nấm hại nhưng lại không giữ được nhiều nước để phát triển nhanh chóng.

lan kiều có mấy loại

hiện nay việc tìm hiểu về lan kiều là rất phổ biến  và có nhiều loại lan kiều khác nhau, từ đó mà đối với từng dòng lan kiểu ta nên có sự hiểu biết cụ thể về từng dòng lan kiều, từ đó có cách chăm sóc khác nhau cho cây phát triển tốt hơn

lan kiều tím

khi nói về lan kiều tím chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết về loài lan này, lan kiều tím với những chùm hoa to, dài khoảng 1 gang tay người lớn, bông chi chít khiến cho cây lan rất nổi bật. Đặc điểm nhận dạng lan kiều tím rất đơn giản: cánh hoa màu hồng hoặc tím nhạt, lưỡi màu cam. Lan kiều tím dễ nhận thấy cánh hoa có phớt hồng hoặc tím, cuống hoa cũng vậy. Chính vì đặc điểm này, lan kiều tím còn có tên gọi là kiều hồng.

Phân biệt lan kiều tím khi chưa có hoa cũng khá đơn giản. Lan kiều tím thuộc loại thân to nhất họ nhà kiều, lá cứng, dày dễ dàng nhận biết. Với những người mới chơi lan, sờ vào lá lan kiều tím có cảm giác rất cứng, giống như lá cây giả. Vì đặc điểm hình thái này, lan kiều tím có thể coi là có sức sống mạnh mẽ nhất trong tất cả các loài kiều khác.

lan kiều tím
lan kiều tím

Lan kiều vàng

lan kiều vàng khá phổ biến và rất nhiều người ưa thích. Lan kiều vàng cho hoa khá đẹp: bông trắng, họng vàng tươi, có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, lan kiều vàng cho hoa khá nhanh tàn, chỉ được từ 5-7 ngày, căng nhất được 10 ngày là hoa tàn hết. Với một chậu lan kiều vàng khủng, các hoa thay nhau nở thì có thể kéo dài thời gian ngắm hoa của mỗi chậu lên tới khoảng 1 tháng. Chính vì thế, lan kiều vàng nhanh tàn không phải là vấn đề lớn đối với người chơi lan.

Phân biệt lan kiều vàng qua thân lá cũng không quá khó khăn. Kiều vàng có thân tròn, cứng màu xanh chứ không tím như kiều tím. Mỗi thân dài khoảng 30-60cm, có nhiều rãnh chạy dọc thân. Mỗi thân được phân thành các đốt, ở đầu thân thường có từ 3-5 lá khá mỏng chứ không dày và cứng như lan kiều tím. Hiện nay, giá lan kiều vàng dao động ở khoảng 140-150k/kg khá rẻ.

Lan kiều vàng
Lan kiều vàng

Lan kiều vuông

Lan kiều vuông hay còn được gọi là kiều trắng, thủy tiên trắng. Đặc điểm nhận biết kiều vuông chính là ở hình thái thân. Lan kiều vuông có thân khá ngắn, chỉ khoảng 15- 30cm, thân vuông đúng như tên gọi chia thành 4 cạnh. Lan kiều vuông lá cũng khá mỏng và mềm giống lan kiều vàng.

Kiều vuông có hoa khá giống lan kiều vàng, tuy nhiên vẫn có sự khác nhau nhẹ nếu bạn để ý kĩ. Hoa kiều vuông thường nảy thì thân khác với các loại kiều khác ra hoa ở đầu ngọn. Cánh hoa của lan kiều vàng và lan kiều vuông màu trắng giống nhau. Tuy nhiên lưỡi hoa kiều vàng màu vàng sậm, đầu lưỡi hoa kiều vuông có màu trắng. Chính vì thế, khi nhìn bông hoa bạn sẽ cảm nhận được hoa kiều vàng có sắc vàng nhiều hơn so với kiều vuông. Đây cũng là lý do người ta gọi kiều vuông là thủy tiên trắng.

Lan kiều vuông
Lan kiều vuông

Lan kiều dẹt

Kiều dẹt là loại kiều có hoa và thân dễ phân biệt hơn cả. Đúng như tên gọi của nó, kiều dẹt có thân dẹt, bẹp với hai bên lá đối xứng nhau. Hoa lan kiều dẹt nở thành chùm, màu vàng tươi, có mùi thơm nhẹ.

Hiện nay lan kiều dẹt là lan kiều khá hiếm, chính vì thế mà giá thành khá cao: 500k/kg. Để sở hữu một giò lan kiều dẹt không hề dễ dàng gì, chính vì thế hãy chăm sóc chúng thật tốt nhé.

Lan kiều dẹt
Lan kiều dẹt

Lan kiều mỡ gà

Lan kiều mỡ gà có thân khá vuông chứ không tròn như thân kiều vàng. Tuy nhiên kiều mỡ gà cũng không có thân vuông và sắc như kiều vuông. Phong lan kiều mỡ gà cho chùm hoa màu vàng rực, cực kì nổi bật. Có thể nói kiều mỡ gà là lan kiều thu hút được sự chú ý của người chơi lan rất tốt. Chính vì thế, rất nhiều người ưa thích những chậu lan kiều mỡ gà đặt trong phòng khách.

Lan kiều mỡ gà
Lan kiều mỡ gà

Lan kiều tua

Có lẽ đây là loài kiều khác biệt nhất trong những loại kiều chúng ta biết đến. Thân kiều tua (kiều môi tua) phình ra một chút ở giữa nhưng thon ỏ ở phần gốc và phần ngọn. Khi còn nhỏ và chưa có hoa, kiều môi tua thường bị nhầm lẫn với lan bạch câu. Tuy nhiên, lan bạch câu có phần ngọn khá dài, lá mỏng.

Lan kiều tua
Lan kiều tua

Phong lan kiều tại Việt Nam khá đa dạng và cực kì dễ trồng. Với những chùm hoa sặc sỡ và mùi hương nhẹ, phong lan kiều được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, lan kiều không quá đắt rất thích hợp cho những người mới chơi lan và cả những người chơi lan lâu năm.

Các loài hoa lan rừng
lanrungdep.com

Bài viết có Hay không ?

Đánh giá và Để lại bình luận của bạn !

Average rating 4.7 / 5. Vote count: 20

No votes so far! Be the first to rate this post.

Trả lời