Bệnh thối rễ trên cây lan-cách phòng trừ Rhizoctonia

cây hoa lan có rất nhiều các loại bệnh, nấm tấn công gây bệnh cho cây, nhưng có một bệnh thường xuyên mắc phải là bệnh thối rễ trên cây lan, nếu trong quá trình trồng và chăm sóc cây hoa lan mà phát hiện thấy cây không phát triển thì bạn cần xem lại toàn bộ cây, xem bộ rễ của cây còn phát triển hay không.

Bệnh thối rễ trên cây lan-cách phòng trừ Rhizoctonia

Bệnh thối rễ, thối gốc, thối thân trên cây hoa lan thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa do độ ẩm cao, mưa nhiều, khi mưa nhiều sẽ có nhiều đạm sẽ làm cho bộ rễ của cây yếu dần đi và tốc độ bệnh lây lan khá nhanh, sẽ dẩn tới bộ rễ yếu đi và gần như không phát triển.

Bệnh nấm và thối rễ trên cây lan chủ yếu là do nấm Rhizoctonia gây ra, khi bộ rễ bị tổn thương thì nấm Rhizoctonia xâm nhập sẽ khiến cho bộ rễ không thể phát triển được, cây bị héo lá, teo tóp nhăn nhwo của giả hành. Nếu để lâu sẽ dẩn tới cây bị khô toàn thân.

Bệnh thối rễ trên cây lan-cách phòng trừ Rhizoctonia
Bệnh thối rễ trên cây lan-cách phòng trừ Rhizoctonia

Dấu hiệu bị bệnh thối rễ

– Vết bệnh có mùi rất hôi thối, nồng nặc, khó chịu.

– Thối rễ: rễ bị vàng, bóp vào thấy mềm nhũn, chảy nhớt nước, lá nhăn nheo, rũ xuống, hay vàng lá, rụng dần, thân tóp lại cũng lá những dấu hiệu để kiểm tra lại bộ rễ.

– Thối thân, thối gốc: thân hoặc gốc chuyển sang màu vàng nâu, ủng, rỉ nước, thân mềm yếu.

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp của bệnh thối rễ

Độ ẩm của vườn quá cao và không được thông thoáng, tưới quá nhiều nước có chứa chất đạm.

Cách xử lý khi cây bị bệnh thối rễ

Khi phát hiện thấy cây có hiện tượng dừng phát triển thì đem cây ngay ra khỏi khu vườn và cách ly những cây bị bệnh.

Đối với những cây đã bị hỏng rễ thì ta cần tiến hành thay chậu mới, giá thể mới và sát trùng các vết cắt mới. sử dụng them thuốc phòng trừ nấu và treo ngược cây lên ở nơi có nắng và gió, phun các chất kích thích ra rể, để giúp cây tái tạo bộ rễ mới hơn và ổn định, sau khi cây bắt đầu ra bộ rễ mới thì lúc này mới tiến hành trồng vào chậu với giá thể mới.

Cách xử lý khi cây bị bệnh thối rễ
Cách xử lý khi cây bị bệnh thối rễ

LƯU Ý:

– Vào mùa mưa, trên bề mặt chậu, giá thể trồng lan xuất hiện nhiều nấm mảng trắng, rong rêu nhớt, đen hay giá thể đã quá mục sẽ sinh ra nấm bệnh, gây thối rễ, lan dần lên thối gốc, thối thân. Ta cạo sạch hoặc dùng Benkona, Anvil 5SC để đạt hiệu quả hơn.

– Sử dụng giá thể trồng lan đảm bảo độ ẩm, độ thoáng rể, thoát nước nhanh, tránh lót rêu hoặc dớn cho lan vào mùa mưa.

– Không tưới lan vào giữa trưa hoặc chiều muộn. Mùa mưa tưới buổi sáng là đủ, nên có mái che để hạn chế lượng nước do những cơn mưa dai.

– Vườn thoáng gió, độ ẩm vừa phải. Sau vài tháng nên ngâm cả chậu lan trong nước 2-3 tiếng để giảm lượng muối đọng lại.

cây bị thối rễ và thối gốc trên cây hoa lan
cây bị thối rễ và thối gốc trên cây hoa lan

Cách phòng bệnh bằng cách cắt to toàn bộ rễ cũ và thay giá thể mới và sử dụng một số loại thuốc đặc trị như sau:

 

– Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)

– Anvil 5SC (Hoạt chất Hexaconazole 50g/L)

– Rovral 50 WP, 500WG, 750WG (Hoạt chất Iprodione (min 96 %))

Tượng tự như thối lá, để phòng thối nhũn thân, gốc có thể dùng những loại như Ridomil, Poner, Starner, Dithane, Aliette, Physan.

– Aliette của Bayer, thuốc lưu dẫn 2 chiều, chữa bệnh pha 3g/ lít nước, phun phòng bệnh pha 2g/ lít nước.

– Starner hoạt chất Axit Oxolinic 20% ,pha 1,5-2g/ lít nước, phun ướt đều cây.

– Ridomil Gold pha 6-7g/ lít nước phun ướt đều cây hoặc quét trực tiếp lên vết bệnh.

– Dithane M-45 pha 1g/ lít nước, có thể bôi trực tiếp thuốc vào vết thối nhũn.

– Poner hoạt chất Streptomycin sunfat 40%, dạng viên sủi, 1 viên pha vừa đủ cho 16-20 lít nước.

– Physan 20SL (nếu có thể tìm mua, dùng hàng Mỹ sẽ hiệu quả nhanh hơn) chứa Amoni bậc 4 đặc trị thối nhũn, pha 2ml/ lít nước.

Kỹ thuật trồng lan

Bài viết có Hay không ?

Đánh giá và Để lại bình luận của bạn !

Average rating 4 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Trả lời